Merkel nói rằng xã hội đa văn hóa tại Đức đã thất bại

Merkel nói rằng xã hội đa văn hóa tại Đức đã thất bại

Lời bàn cuả cá nhân:

Sở dĩ Merkel nói rằng xã hội đa văn hoá tại Đức đã thất bại, bởi vì dân Đức (thuần chủng) không bao giờ chấp nhận 1 Xã Hội Đa Văn Hoá như ở các xứ di dân Hoa Kỳ (USA), Úc Đại Lợi (Australia), Gia Nã Đại (Canada).

Tại các quốc gia Mỹ, Úc, Canada... người dân đều là kẻ di dân, người di dân đến trước, kẻ di dân đến sau. Nếu có kỳ thị là kẻ di dân tới trước kỳ thị người di dân tới sau, bởi nếu nói rằng đất nước cuả "tôi" thì Hiệp Chủng Quốc là cuả người da đỏ, Australia cuả thổ dân Aborigines, Canada cuả thổ dân Inuit (không gọi là Eskimo nữa để tránh đụng chạm...). Còn xứ Đức - họ nói người ngoại quốc đến ở xứ cuả họ. Một chủng tộc (Đức) mà đã từng "nướng" 6 triệu dân cuả 1 chủng tộc khác (Do Thái) trong quá khứ, thì chủng tộc đó (Đức) cũng không vừa gì...

Bỏ qua 1 bên các thành kiến sai lầm cho rằng người ngoại quốc cướp hết việc làm cuả dân Đức, mà hãy nhìn vào thực tế để thấy rằng các công việc "thấp kém" tại Đức đều do người ngoại quốc đảm nhận, rất hiếm có người Đức trong các lãnh vực: đổ rác, quét đường, chùi cầu tiêu, lau chùi dọn dẹp, chặt cành đốn cây ngoài công viên...

Một định kiến sai lạc khác nữa là khi đề cập đến người ngoại quốc tại Đức, người ta thường nói ngay đến người Thổ (Thổ Nhĩ Kỳ), mặc dù có hơn 2 triệu rưỡi người Thổ tại Đức, nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ không phải là đại diện hoặc là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả người ngoại quốc tại Đức.

Merkel đã cố tình "quên" không nhắc đến hơn 40 % học sinh người Đức gốc Việt đều vào được Gymnasium (Trung Học), để có thể thi lấy Abitur (Tú Tài) trong tương lai, đó là 1 hình ảnh rất đẹp cuả sự hội nhập (integration) thành công vào xã hội Đức. Phải chăng 2 chính đảng CDU và CSU vẫn "chết danh" là chuá kỳ thị người ngoại quốc - như bao nhiêu năm nay - ở Đức ?

Ở xứ Đức này, cho dù bạn giỏi 10 phần, dân Đức 8 phần, người Đức vẫn "đè đầu đè cổ" bạn, trừ phi trường hợp họ cần bạn, họ mới dùng bạn, còn không - dân Đức vẫn là "Chief" cuả bạn trong nhiều công xưởng, hãng xưởng, văn phòng, v.v... Một xứ "siêu cộng sản", đó là xứ Đức.

Ngày xưa (đầu Thập Niên 1960's), lúc cần "Khách Thợ" hay "Thợ Khách" (Gastarbeiter) để đóng góp cho nền kinh tế phồn thịnh cuả Đức ngày nay - người "Thợ Khách" thứ 1 triệu đến Đức đã được tặng hoa và tặng cho 1 chiếc xe gắn máy (anh ta cũng lại là người Thổ Nhĩ Kỳ), tại sao không ai và ngay cả đài BBC không nhắc đến điều đó cho mọi người biết ? Trong khi BBC nằm ở nước Anh (cũng lại là 1 Quốc Gia thuần chủng) và xã hội đa văn hoá tại Anh cũng đã thất bại với các cộng đồng Ấn Độ, Pakistan... Các thành phần Hooligans, Skinheads... đều xuất xứ đầu tiên từ Anh, như vậy có phải máu kỳ thị người ngoại quốc ở các quốc gia thuần chủng (Anh, Đức) cao hơn ở các xứ di dân như USA, Úc, Canada ?

Tại Hoa Kỳ, Úc, Gia Nã Đại đều có Luật Chống Kỳ Thị, còn Đức thì không, Đức không có 1 Đạo Luật nào Chống Kỳ Thị để bảo vệ Người Ngoại Quốc (Foreigners), như vậy có chuyện gì xảy ra, trường hợp người ngoại quốc bị kỳ thị, tình trạng trước mắt là "Con Kiến Mà Đi Kiện Củ Khoai".

Ngày hôm qua (4 tháng 11 năm 2010) và ngày hôm nay (5 tháng 11 năm 2010) Đức công nhận rằng cần phải có thêm các tay nghề chuyên môn, các chuyên viên người ngoại quốc để bổ túc cho tình trạng thiếu thợ chuyên môn tại Đức, khi tình trạng dân số cuả Đức đang lão hoá dần cho đến năm 2020 (chỉ có Ái Nhĩ Lan = Ireland là phát triển 1 % vì không bị tình trạng này).

Như vậy, để thấy rằng Xã Hội Đa Văn Hoá tại Đức đã thất bại vì Đức muốn nó thất bại, không muốn nó thành công, chứ không phải là không thực hiện được.

Một yếu tố khác nữa, là Đức đi sau, "sinh sau đẻ muộn" trong việc đi chiếm Thuộc Địa thuở ấy, Đức chỉ có Namibia lúc đó, tô giới TsingTsao bên Trung Hoa và một vài nơi khác trên Thế Giới, cho nên Đức không có thói quen sống chung với người ngoại quốc như các quốc gia đã từng có nhiều cựu thuộc địa, chẳng hạn như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha...

Ngoài ra, nếu căn cứ vào các con số thống kê thì chỉ số không đúng, bởi số phần trăm % người thất nghiệp trong hơn 80 triệu dân Đức hoàn toàn khác với số phần trăm % người thất nghiệp trong 6 triệu dân ngoại quốc, vì là thiểu số - chỉ hơn 6 triệu - cho nên số phần trăm người thất nghiệp trong dân ngoại quốc cao hơn, nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là người ngoại quốc thất nghiệp nhiều hơn người Đức.

Vài hàng thô thiển xin được chia sẻ, sau khi đọc Bài Viết bên dưới, để nói lên phần nào cảm nghĩ cuả 1 kẻ đã sống ở xứ Đức này gần 30 năm, không có mặc cảm là người ngoại quốc và tuy là dân Đức trên giấy tờ (Đức giấy, quốc tịch Đức) nhưng ra đường vẫn bị dân Đức xem là người ngoại quốc, cho đến khi nào không còn ở xứ Đức này nữa mà thôi.

Trương Nhân

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=3256:3256&catid=37:bandoc&Itemid=56

---

Merkel nói rằng xã hội đa văn hóa tại Đức đã thất bại (có âm thanh)

Kiến An
November 5, 2010

Nghe
Tải xuống để lưu giữ

Kiến An phóng tác theo bản tin của BBC ngày 17 tháng 10 năm 2010

The German Chancellor, Angela Merkel: "lmmigrants should learn to speak German"

Những cố gắng để xây dựng một xã hội đa văn hóa tại Đức “đã hoàn toàn thất bại”, Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu.

Bà nói khái niệm được gọi là “đa văn hoá” - nơi con người sống cạnh nhau một cách hạnh phúc – đã không làm được, và những di dân cần phải làm nhiều hơn – trong đó có việc học tiếng Đức.

Những nhận định này được nói lên giữa lúc cảm nghĩ chống di dân gia tăng tại Đức.

Một cuộc thăm dò gần đây cho biết hơn 30% người dân đã tin tưởng rằng nước Đức đã bị “lan tràn bởi những người ngoại quốc”.

Cuộc nghiên cứu - bởi cơ quan nghiên cứu Friedrich Ebert – cũng cho thấy vào khoảng cùng tỉ lệ dân Đức đã nghĩ rằng một số trong 16 triệu di dân hay người ngoại quốc đã đến nước Đức vì những quyền lợi xã hội.

Nhân công ngoại quốc

Bà Merkel nói với những người trẻ trong đảng Liên Hiệp Dân Chủ Cơ Đốc (CDU) của bà rằng vào “đầu thập niên 60s đất nước của chúng ta đã mời gọi những nhân công ngoại quốc đến nước Đức để làm việc và bây giờ họ sống trên đất nước chúng ta.”

Bà nói thêm: “Chúng ta đã có lúc đùa cợt với chúng ta, chúng ta đã nói: ‘Họ sẽ không ở lại, một lúc nào đó họ sẽ ra đi, nhưng điều này đã không phải là thực tế.”

“Và dĩ nhiên, biện pháp để xây một xã hội đa văn hoá và sống cạnh bên nhau và thưởng thức lẫn nhau …. đã thất bại, hoàn toàn thất bại.”

Trong bài nói chuyện của bà tại Postdam, tuy nhiên, bà thủ tướng đã nói rõ những di dân được hoan nghênh tại nước Đức.

Bà đặc biệt nhắc tới những phát biểu gần đây của Tổng Thống Đức Christian Wulff người đã phát biểu rằng Hồi Giáo đã là “một phần của nước Đức”, tương tự như đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái.

Bà Merkel nói: “Chúng ta sẽ không thể là một đất nước tạo ra ấn tượng với thế giới bên ngoài rằng những người không nói ngay được tiếng Đức hay những người đã không được dậy dỗ bằng tiếng Đức thì không được hoan nghênh tại đây.”

Gia tăng tranh luận

Đã có cuộc tranh luận mạnh mẽ về chủ nghĩa đa văn hóa tại Đức trong những tháng gần đây.

Báo chí cho biết Bà Merkel đối diện áp lực từ nội bộ đảng của bà và những liên minh để giữ một vị trí cứng rắn hơn và đòi hỏi các di dân phải làm nhiều hơn nữa để hòa nhập vào xã hội Đức.

Đầu tuần này, Horst Seehofer, lãnh đạo của đảng CSU ở Bavarian, chị em của đảng CDU, đã phát biểu rằng “rõ ràng là những di dân từ những văn hoá khác như các nước Turkey và Arab, tất cả đã thấy họ thật khó mà hoà nhập”.

"'Multikulti' is dead," Mr Seehofer said.

Đầu tháng này vị thủ tướng đã có cuộc thảo luận với ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cả hai nhà lãnh đạo đã khẳng định làm việc nhiều hơn để cải thiện tình trạng hòa nhập yếu kém của cộng đồng khoảng trên 2.5 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức.

Cuộc tranh cãi đã thoạt đầu sôi nổi vào tháng 8 khi Thilo Sarrazin, một nhân viên cao cấp tại Ngân hàng trung ương của Đức đã tuyên bố rằng “không một nhóm di dân nào khác ngoài nhóm Hồi Giáo đã nối liền chặt chẽ với những xin xỏ phúc lợi xã hội và tội phạm.” Ông Sarrazin sau đó đã phải từ chức.

Những cảm nghĩ mạnh mẽ chống di dân gần đây đến từ những chính trị gia giòng chính trong sự giận dữ tại Đức về thất nghiệp cao, mặc dầu kinh tế phát triển nhanh hơn so với các đối thủ, phóng viên đài BBC nhận định.

Ông ta nói thêm rằng dường như cũng có một giọng mới thét to lên có lẽ sẽ đưa tới sự bớt dụt dè đối với những lãnh- vực- không- nên- đụng của quá khứ.

November 5, 2010

http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%C5%B8O%1CY


---

Popular posts from this blog